MANG THAI VÀ CHUYỆN TIÊM NGỪA

BSCK1. Nguyễn Phương Nam – Bệnh viện Hùng Vương.

Phụ nữ khi mang thai có muôn vàn lo lắng. Nhiều bạn đau, bệnh, ho, sốt cũng cắn răng chịu đựng, không dám đi bác sĩ, không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tiêm ngừa trong lúc mang thai lại khiến các bà bầu càng sợ hơn. Vậy mang thai có tiêm ngừa được không và tiêm ngừa được những loại vắc xin nào?
Vắc xin giúp bảo vệ bạn và con bạn khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Khi bạn mang thai, bạn chia sẻ mọi thứ với con bạn đấy. Điều đó có nghĩa là vắc xin không những bảo vệ bạn mà còn bảo vệ con của bạn. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo bạn nên tiêm ngừa một số loại vắc xin khi mang thai để giúp bảo vệ bạn và con bạn.

💊💊💊Vắc xin nào an toàn trước, trong khi mang thai và sau khi sinh?

CDC có khuyến cáo những vắc xin bạn cần trước, trong và sau khi mang thai. Ví dụ như:
Một số vắc xin chỉ được tiêm ngừa trước khi mang thai như: sởi, quai bị, rubella (MMR) chỉ được tiêm ngừa trước khi mang thai ít nhất một tháng.
Bạn nên tiêm ngừa vắc xin Tdap (để bảo vệ khỏi uốn ván- bạch hầu – ho gà) trong khi mang thai.
Các vắc xin khác, chẳng hạn tiêm ngừa cúm, có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang thai phụ thuộc vào nơi bạn ở có đang xảy ra mùa cúm hay không. Vắc xin cúm cũng an toàn cho bạn ngay sau khi sinh thậm chí khi đang cho con bú.
Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về mỗi loại vắc xin trước khi tiêm ngừa.

💊💊💊TIÊM NGỪA TRONG THAI KỲ

💉Vắc xin ho gà (dưới dạng Tdap: uốn ván – bạch hầu – ho gà)

Ho gà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn và có thể đe dọa tính mạng con bạn. Mỗi năm, trên 20 trẻ tử vong do ho gà ở Hoa Kỳ. Trẻ ho gà cần nhập viện để điều trị. Bạn khó nhận biết được con bạn ho gà vì nhiều trẻ bị ho gà không có triệu chứng ho. Thay vào đó, trẻ có thể ngưng thở và trở nên xanh xao.
Khi tiêm ngừa ho gà trong khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tạo kháng thể bảo vệ và truyền sang thai trước khi sinh. Những kháng thể này giúp bảo vệ con bạn sớm, ngắn hạn với ho gà.

💉Vắc xin cúm

Những thay đổi về miễn dịch, chức năng tim, chức năng phổi khi mang thai làm bạn dễ bị cúm nặng. Mắc cúm cũng làm tăng các vấn đề nghiêm trọng về sự phát triển của thai bao gồm chuyển dạ sinh non. Tiêm ngừa cúm nếu bạn mang thai trong mùa cúm, đó là cách tốt nhất để bảo vệ chính bạn và cho con bạn trong vài tháng sau sinh khỏi các biến chứng của cúm.
Mùa cúm thay đổi theo mỗi năm, tuy nhiên CDC khuyên nên chủng ngừa vào cuối tháng 10 (nếu có thể) để bảo vệ bạn trước khi mùa cúm bắt đầu hoạt động
💉Viêm gan B

Em bé của bà mẹ đang nhiễm viêm gan B có nguy cơ cao bị lây truyền bệnh trong khi sinh. Bạn hãy hỏi bác sĩ về xét nghiệm viêm gan B và về việc bạn có nên tiêm ngừa viêm gan B hay không.

💉Tiêm vắc xin nào trước khi đi du lịch?

Nếu bạn đang mang thai và có kế hoạch đi du lịch nước ngoài, bạn nên gặp bác sĩ trước đó 4-6 tuần để thảo luận các biện pháp phòng ngừa và vắc xin cần thiết. Ví dụ như nếu bạn đi du lịch nước ngoài nơi bạn có thể bị nhiễm bệnh viêm màng não, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn tiêm ngừa viêm màng não. Để tìm hiểu thêm hãy đón đọc bài viết kỳ tới của phòng khám Ngọc Châu về “Đi du lịch khi mang thai”.

💉Các vắc xin khác

Một số phụ nữ cần tiêm các vắc xin khác trước, trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Chẳng hạn nếu bạn có tiền căn viêm gan mãn tính, bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm ngừa vắc xin viêm gan A.

💊💊💊TIÊM NGỪA TRƯỚC KHI MANG THAI

Trước khi mang thai, bạn hãy đảm bảo những loại vắc xin nào cần phải tiêm nhắc lại. Điều này giúp bạn bảo vệ cho bạn và con bạn khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn, rubella rất nguy hiểm khi bạn mang thai, rubella gây sẩy thai và dị tật thai nghiêm trọng. Để bảo vệ tốt nhất khỏi rubella là vắc xin MMR (vắc xin sởi, quai bị, rubella), nếu bạn chưa tiêm nhắc lại, bạn cần tiêm trước khi mang thai. Bạn nên xét nghiệm máu xem đã có miễn dịch với bệnh này hay chưa trước khi mang thai. Nếu bạn tiêm ngừa rubella, bạn nên ngừa thai trong vòng 1 tháng sau tiêm ngừa, lý tưởng nhất là khi bạn có miễn dịch được xác nhận trên xét nghiệm máu.

💊💊💊TIÊM NGỪA SAU KHI SINH

Khi bạn tiêm ngừa, cơ thể bạn sẽ tạo miễn dịch bảo vệ và truyền sang con. Khả năng miễn dịch này sẽ bảo vệ bé khỏi một số bệnh sau sinh nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Bác sĩ sẽ khuyên bạn các vắc xin cần sau sinh để bảo vệ bạn và truyền kháng thể sang sữa mẹ.
Tiêm ngừa sau khi mang thai đặc biệt quan trọng nếu như bạn không tiêm ngừa trước và trong khi mang thai.
Con bạn cũng sẽ được tiêm ngừa theo chương trình tiêm ngừa của trẻ em để bảo vệ các bệnh lý nghiêm trọng thường mắc ở trẻ em.
Thân chào!

Để biết thông tin, tư vấn bạn có thể:


Cùng chuyên mục

Có liên quan khác

+


Lịch khám

Hotline
0919.272.911